Nếu như bạn muốn tìm hiểu về những người trẻ, có lẽ bạn sẽ tham quan một ngôi trường nơi mà có rất nhiều người trẻ, đúng không nào? Bức ảnh này cho thấy một “ngôi trường” sao – xóm nhà của hàng ngàn ngôi sao trẻ lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời. Khi các nhà thiên văn học muốn nghiên cứu về những ngôi sao mới, cụm sao này – được gọi là Cygnus OB2 – là một trong những nơi đầu tiên mà họ tìm kiếm.
Cygnus OB2 là chòm sao lớn nhất trên nửa bầu trời phương bắc, nó chứa lượng vật chất gấp 30000 lần so với Mặt Trời! Nó cũng là chòm sao gần Trái Đất nhất. Vậy tại sao bạn chưa từng nghe nói về nó trước đây? Thật ra là bởi vì nó bị che khuất bởi một đám mây bụi khổng lồ ấy mà. Để tìm hiểu về nó, các nhà thiên văn học đã phải sử dụng loại kính thiên văn có thể “nhìn thấy” những tia X và những tia hồng ngoại. Những tia này có thể đi xuyên qua những đám bụi dày mà mắt thường không nhìn thấy được.
Một trong những phát hiện lý thú nhất nhưng cũng xui xẻo nhất là khi các nhà thiên thiên văn học đang tìm hiểu về những ngôi sao trẻ khổng lồ trong chòm sao này, họ phát hiện ra rằng chúng có ít hành tinh hơn họ hàng của chúng trong những chòm sao nhỏ hơn. Thậm chí vài cái còn không có những hành tinh nữa đấy!
Khi một ngôi sao hình thành, luôn có một ít vật chất còn sót lại. Số vật chất này hình thành nên những chiếc đĩa bằng bụi, như những vòng tròn quanh Sao Thổ. Trong chiếc đĩa, những hạt bụi bằng đá hay băng được hình thành, đôi khi chúng sẽ hình thành những vật thể lớn hơn và lớn hơn nữa. Hãy tưởng tượng một quả banh tuyết lăn trên tuyết. Nó càng ngày càng to hơn khi nó gom đủ tuyết. Đó là cách một hành tinh được hình thành.
Tuy nhiên, những ngôi sao trẻ khổng lồ có thể phá hủy những chiếc đĩa bụi của những ngôi sao hàng xóm với năng lượng khổng lồ của chúng, ngay trước khi những hành tinh được hình thành! Điều này có nghĩa là Cygnus OB2 và những chòm sao khổng lồ khác có thể không chứa nhiều hành tinh như chúng ta nghĩ!
Bạn có biết
Một trong những ngôi sao sáng nhất của Thiên Hà chúng ta nằm trong chòm sao này. Nó sáng hơn gấp hai triệu lần so với Mặt Trời đó!
Meer informatie
Bài viết được viết lại theo thông tin từ thông cáo báo chí của đài quan sát thiên văn tia X Chandra (NASA)
Share: